Triển vọng ngành BĐS KCN



Bất động sản công nghiệp tiếp đà phát triển về Miền Tây
Với ưu thế về quỹ đất rộng lớn, chi phí đầu tư còn thấp và cơ sở hạ tầng giao thông đang được Chính phủ tăng cường đầu tư, miền Tây trở thành thị trường đầy tiềm năng cho nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực.
Miền Tây sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế
Nếu như trước đây, bất động sản công nghiệp dường như chỉ tập trung tại các khu vực giáp ranh đô thị lớn như Đồng Nai, Bình Dương thì hiện nay, ĐBSCL đang chứng minh là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư lớn đầu quân ở lĩnh vực này nhờ lợi thế quỹ đất lớn, phù hợp quy hoạch và các chính sách thu hút đầu tư rộng mở.
Thực tế, xu hướng ly tâm dịch chuyển về thị trường miền Tây đã diễn ra trong nhiều năm nay và dự kiến sẽ không giảm tốc trong 2021, đặc biệt tại những điểm sáng như Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, hay Hậu Giang…. Trong đó, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng ngày càng hoàn thiện, là yếu tố tiên quyết giúp các địa phương này hấp dẫn đầu tư.
Không khó để tìm kiếm những tên tuổi lớn của ngành địa ốc liên tục rót vốn vào thị trường ĐBSCL. Nếu Kiên Giang chiếm ưu thế với phân khúc đô thị sinh thái ven biển, hay BĐS du lịch nghỉ dưỡng thì Long An hay Hậu Giang lại thu hút giới đầu tư về phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp.
Hậu Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, có hệ thống sông ngòi kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, có thế mạnh lớn về cây ăn trái và nguồn thủy hải sản phong phú. Đồng thời với chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, GDP bình quân 8%/năm, Hậu Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về phát triển hạ tầng khu công nghiệp và tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.
Mô hình cụm đô thị “thủ phủ công nghiệp” của miền Tây.
Ưu điểm của Hậu Giang là có quỹ quỹ đất dồi dào, hạ tầng giao thông đồng bộ cả về đường thủy và bộ, vị trí gần với TP Cần Thơ. Hiện tỉnh có 9 cụm công nghiệp (CCN)-KCN với tổng diện tích hơn 5.000ha, trong đó có 6 KCN hiện đã đạt tỉ lệ lấp đầy từ 70-100%, quy tụ khoảng 24.314 lao động đang làm việc.